"Bộ môn Sinh học Tế bào" - Khoa Sinh học

Bộ môn Sinh học Tế bào
Chủ nhiệm bộ môn: "TS. Nguyễn Lai Thành"
Địa chỉ: 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 35588478; 35588479
Email: "nguyenlaithanh@hus.edu.vn"
            thanhnl@vnu.edu.vn

1. Lịch sử hình thành và phát triển
Bộ môn Sinh học Tế bào tiền thân là Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh được thành lập từ ngày 4 tháng 4 năm 2002, trên cơ sở sáp nhập hai bộ môn: Bộ môn Tế Bào-Mô-Phôi và Bộ môn Lý sinh học. Hiện tại, bộ môn có hai nhóm chuyên ngành: Tế bào- Mô-Phôi và Lý sinh.
Tiền thân của hai nhóm giai đoạn 1956-1968 là Bộ môn Động vật có xương sống, giai đoạn 1969-1996 là Bộ môn Động vật Thực nghiệm. Giai đoạn 1996-2001, hai nhóm là Bộ môn độc lập trước khi tái hợp vào năm 2002.
2. Chủ nhiệm Bộ môn qua các thời kỳ
-   Thời kỳ thuộc Bộ môn Động vật có xương sống: GS.TS. NGND. "Đào Văn Tiến" (1956-1960), GS. TS. NGND. "Mai Đình Yên" (1960-1968).
-   Thời kỳ thuộc Bộ môn Động vật thực nghiệm: PGS.TS.NGƯT. "Nguyễn Như Hiền" (1969-1978), PGS.TS. "Trần Công Yên" (quyền chủ nhiệm) (1979-1984), PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Như Hiền (1985-1990), PGS.TS. Trịnh Hữu Hằng (199-1996).
-   Thời kỳ hai nhóm là hai bộ môn độc lập: Chủ nhiệm Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi: PGS.TS. "Trịnh Xuân Hậu" (1996-1997), GS.TS. "Nguyễn Mộng Hùng" (1998-2001). Chủ nhiệm Bộ môn Lý sinh học: GS.TS. "Nguyễn Thị Kim Ngân" (1996-2001).
-   Thời kì chung sáp nhập thành Bộ môn Tế bào-Mô-Phôi và Lý sinh nay là Sinh học Tế bào: "PGS.TS. Võ Thị Thương Lan" (2002-2003), PGS.TS. "Nguyễn Thị Quỳ" (từ 2003-2007), TS. "Nguyễn Lai Thành" (từ 2007 đến nay).
3. Các cán bộ của bộ môn
a. Hiện đang công tác tại Bộ môn
TS. Nguyễn Lai Thành, PGS.TS. Võ Thị Thương Lan, TS. Lê Thị Hòa, TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung, ThS. Bùi Việt Anh, ThS. Lê Thị Thanh Hương, ThS. Bùi Thị Vân Khánh, ThS. Đặng Văn Đức. 
Hướng nghiên cứu Các hướng đào tạo và nghiên cứu chính
a. Đào tạo đại học và sau đại học
Đào tạo đại học về các lĩnh vực: Tế bào học, Mô học – Phôi học và Lý sinh học.
Đào tạo sau đại học với các chuyên ngành chính: Mô phôi và Tế bào học, Lý sinh học, Sinh học thực nghiệm.
b. Hướng nghiên cứu khoa học
Các hướng nghiên cứu chính bao gồm:công nghệ tế bào động vật và tế bào gốc; ung thư học và thuốc phòng chống ung thư; sinh học phân tử ứng dụng trong y học; sàng lọc các hoạt chất tự nhiên và tổng hợp trong điều hòa biểu hiện gen, có hoạt tính kháng ung thư trên các mô hình in vitro, ex vivo và in vivo; nghiên cứu vai trò của một số protein liên quan đến sự phân chia tế bào, miễn dịch chống ung thư; ứng dụng công nghệ nano trong chẩn đoán và điều trị ung thư; xây dựng các mô hình nghiên cứu sự tăng sinh hệ mạch trong ung thư; xác định một số đột biến gen liên quan đến bệnh di truyển.